![]() |
BB&T-SunTrust sáp nhập thành ngân hàng thương mại lớn thứ sáu của Mỹ. (Nguồn: Bloomberg) |
Kế hoạch sáp nhập của hai ngân hàng tầm trung BB&T và SunTrust của Mỹ cuối cùng đã nhận được sự chấp thuận từ giới chức nước này, ghi dấu vụ sáp nhập lớn nhất của ngành ngân hàng Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tới nay.
Cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) đều “bật đèn xanh” cho phép hai ngân hàng trên “về một nhà”, qua đó tạo ra ngân hàng thương mại lớn thứ sáu của Mỹ.
Fed cho biết thực thể tài chính mới có tên là Truist Financial Corporation với tài sản kết hợp trị giá hơn 450 tỷ USD và lượng tiền gửi hơn 330 tỷ USD.
Trong thông báo, Fed cho biết điều kiện phê duyệt vụ sáp nhập là BB&T phải thoái vốn khỏi 30 chi nhánh của ngân hàng với hơn 2,4 tỷ USD tiền gửi để giảm thiểu tác động về tính cạnh tranh của vụ sáp nhập.
Trước đó, cơ quan chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ đã thông qua vụ sáp nhập vào ngày 8/11 và yêu cầu hai ngân hàng thoái vốn khỏi 28 chi nhánh trên khắp Bắc Carolina và Virginia.
Các quản lý cấp cao của cả hai ngân hàng đã lên tiếng đề cao những lợi ích của việc kết hợp giữa hai bên nhằm thúc đẩy các dịch vụ ngân hàng số, trong bối cảnh ngành tài chính dần thu hẹp các chi nhánh bán lẻ để đáp ứng sự thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng.
BB&T sẽ nắm giữ 57% cổ phần tại ngân hàng mới và Giám đốc điều hành (CEO) kiêm Chủ tịch BB&T, ông Kelly King, sẽ nắm quyền lãnh đạo ngân hàng mới đến tháng 9/2021. Đến khi đó, ông sẽ trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Còn CEO của SunTrust, ông William Rogers Jr, người sẽ bắt đầu với tư cách là Chủ tịch và Giám đốc vận hành (COO), sẽ đảm nhiệm vị trí của ông King.
Hồi tháng Hai năm nay, BB&T và SunTrust đã công bố thông tin về liên minh mới và cho biết dự kiến thỏa thuận này sẽ được hoàn tất vào ngày 6/12 tới, còn việc hợp nhất hoạt động sẽ mất hai năm.
Cả hai bên đều gọi đây là sự hợp nhất trong bình đẳng và cho biết vụ sáp nhập sẽ cho phép họ cạnh tranh với các đối thủ nặng ký như Bank of America và Wells Fargo, đồng thời tiết kiệm khoảng 1,6 tỷ USD chi phí điều hành./.
.
Giới phân tích cho rằng một phần nguyên nhân khiến tài sản của Gates tăng lên là quyết định trao hợp đồng điện toán đám mây 10 tỷ USD cho Microsoft thay vì Amazon của Bộ Quốc phòng Mỹ hồi cuối tháng 10. Cổ phiếu Microsoft đã tăng 4% kể từ đó, theo Bloomberg Billionaires Index, kéo tài sản của Gates lên 110 tỷ USD hiện tại. Trong khi đó, cổ phiếu Amazon lại giảm 2%, khiến Bezos chỉ còn sở hữu 108,7 tỷ USD.
Tháng trước, Gates cũng từng vượt Bezos trong chớp nhoáng, sau khi Amazon báo cáo quý đầu tiên giảm lợi nhuận trong 2 năm. Tuy vậy, đến cuối phiên, cổ phiếu Amazon lại phục hồi.
Tính chung từ đầu năm, cổ phiếu Microsoft đã tăng 48%. Dù vậy, chỉ khoảng 1% tài sản của Gates đến từ cổ phiếu này. Phần còn lại đến từ việc bán bớt cổ phần và từ các khoản đầu tư của ông trong nhiều năm thông qua quỹ của gia đình – Cascade.
Dù vậy, cả khối tài sản của Bezos và Gates đều có thể cao hơn. Bezos đầu năm nay vướng phải vụ ly hôn đắt đỏ với vợ cũ MacKenzie. Cả hai thông báo chia tay đầu tháng 1 và đến tháng 7, MacKenzie được chia khoảng 35 tỷ USD cổ phiếu Amazon. Trong khi đó, Gates đã đóng góp hơn 35 tỷ USD vào quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates Foundation kể từ năm 1994.
Ông gần đây cũng chia sẻ quan điểm về thuế tài sản do một số ứng cử viên Tổng thống Mỹ đảng Dân chủ đề xuất. Ông cho biết mình đã nộp hơn 10 tỷ USD thuế. "Nếu phải trả 20 tỷ USD, tôi thấy cũng được thôi. Nhưng nếu bạn nói tôi nên nộp 100 tỷ USD, tôi sẽ bắt đầu nhẩm tính xem mình còn lại bao nhiêu", ông nói.
![]() |
Saudi Aramco hiện là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, chiếm 10% nguồn cung toàn cầu và mức lợi nhuận đạt được là khổng lồ.
Trong năm nay, việc giá dầu mỏ giảm khiến Saudi Aramco “mất” 12% lợi nhuận ròng so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 46,9 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, nhưng con số này vẫn đủ để làm lu mờ con số 31,5 tỷ USD mà Apple Inc., công ty niêm yết có lợi nhuận cao nhất thế giới, kiếm được.
Về hoạt động, Saudi Aramco có thể bị ảnh hưởng bởi giá dầu, cung và cầu của toàn cầu, những yếu tố chịu tác đông bởi các sự kiện kinh tế và địa chính trị cũng như biến đổi khí hậu.
Sản lượng tối đa của Saudi Aramco phụ thuộc vào quy định của Chính phủ Ả Rập Xê-út, đồng thời, tài chính nhà nước cũng có mối liên hệ chặt chẽ với ngành dầu khí.
Hoạt động của Saudi Aramco còn có thể bị ảnh hưởng bởi các quyết định liên quan đến mức sản lượng mà Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đề ra do Ả Rập Xê-út là thành viên của tổ chức này.
Chính phủ Ả Rập Xê-út cũng có thể buộc Saudi Aramco thực hiện các dự án hoặc hỗ trợ cho các sáng kiến bên ngoài hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình.
Tình hình tài chính của Aramco tì có thể chịu những ảnh hưởng bất lợi nếu với chính phủ quyết định ngừng ghim đồng riyal (tiền tệ của Ả Rập Xê-út) vào đồng USD.
Saudi Aramco không bảo đảm được việc loại trừ mọi rủi ro và bảo hiểm có thể sẽ không bảo vệ được công ty khỏi trách nhiệm pháp lý trước mọi sự cố tiềm ẩn bao gồm tràn dầu, thảm họa môi trường, khủng bố hay chiến tranh.
Vê mặt pháp lý, Aramco đã vướng vào kha khá các vụ kiện tụng, bao gồm các cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền một phần phát sinh từ việc Ả Rập Xê-út là thành viên của OPEC.
Các vụ kiện chống độc quyền liên quan đến OPEC đã được bác bỏ trên cơ sở bảo vệ chủ quyền theo luật pháp của Mỹ, nhưng không có gì đảm bảo công ty sẽ tiếp tục thắng thế trong tương lai.
Bên cạnh đó, tình trạng bất ổn về chính trị và xã hội, xung đột vũ trang, khủng bố ở Trung Đông, Bắc Phi và các khu vực khác sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và tình hình tài chính của Aramco, đặc biệt là thị giá cổ phiếu.
Cổ phiếu của Saudi Aramco sẽ được giao dịch trên sàn chứng khoán Tadawul và tất cả các giao dịch mua và bán cổ phiếu trên Tadawul sẽ được quy đổi theo nội tệ. Không có gì đảm bảo các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có đủ riyal cần thiết để thực hiện giao dịch như mong muốn.
Hơn nữa, chính phủ Ả Rập Xê-út vẫn sẽ tiếp tục có quyền kiểm soát Saudi Aramco sau IPO và có quyền phủ quyết bất kỳ hoạt động nào yêu cầu bỏ phiếu đa số.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) ngày 14/11 cho biết sẽ dừng tài trợ cho các dự án nhiên liệu hóa thạch từ năm 2022, như một phần của chiến lược mới nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu, một quyết định mà các nhà hoạt động môi trường cho là một thắng lợi lớn.
EIB, ngân hàng đa phương lớn nhất thế giới, đã vấp phải sự chỉ trích của các nhóm về khí hậu do tài trợ cho các dự án khí đốt, điều có thể ảnh hưởng đến cam kết của Liên minh châu Âu (EU) đối với các mục tiêu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Nhưng mặc dù khí đốt vẫn là điểm bất đồng, Ban giám đốc EIB, bao gồm đại diện của các nước và Ủy ban châu Âu, ngày 14/11 đã phê chuẩn chính sách năng lượng mới.
Chủ tịch EIB, Werner Hoyer, cho biết ngân hàng này sẽ dừng tài trợ cho các dự án nhiên liệu hóa thạch và sẽ khởi động một chiến lược đầu tư cho khí hậu tham vọng nhất của một tổ chức tài chính công ở bất cứ đâu.
EIB cho hay kế hoạch năng lượng mới cũng sẽ cấp 1.000 tỷ euro (1.100 tỷ USD) cho hành động vì khí hậu và đầu tư bền vững vì môi trường trong thập niên tới.
Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire coi đó là một quyết định lịch sử, khẳng định rằng EU có các công cụ tài chính để đạt các tham vọng về khí hậu.
Nhiều nhà hoạt động môi trường đã hoan nghênh động thái của EIB. Ông Colin Roche thuộc Friends of the Earth Europe nói rằng quyết định trên là một thắng lợi lớn đối với phong trào bảo vệ môi trường.
Theo ông, ngân hàng công lớn nhất thế giới cuối cùng đã phải khuất phục trước sức ép từ người dân và nhận thấy rằng việc tài trợ cho tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch phải kết thúc, và giờ là lúc tất cả các ngân hàng khác, công và tư, phải theo sự dẫn dắt của EIB.
Ông Markus Trilling, thuộc Climate Action Network, nhận xét đây là lời kêu gọi rõ ràng đối với tất cả các quỹ ở EU trong việc theo bước EIB và dừng tất cả các hành động khiến biến đổi khí hậu thêm trầm trọng.
![]() |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Theo báo cáo của ADB, nhờ sự thay đổi nhân khẩu học, năng suất và vai trò của công nghệ, dòng kiều hối toàn cầu đã tăng 7,6% lên 682,6 tỷ USD vào năm 2018.
Dòng kiều hối đổ vào châu Á đạt mức cao kỷ lục 302,1 tỷ USD, tăng 8,4% so với mức 278,7 tỷ USD so với năm năm 2017. Ngoại trừ Trung Á, tất cả các tiểu vùng châu Á đều ghi nhận sự gia tăng trong dòng kiều hối. Trong đó, khu vực Nam Á đã nhận được khoảng 132 tỷ USD kiều hối, tiếp sau là Đông Á với 79 tỷ USD.
Ấn Độ, Trung Quốc và Philippines là 3 nước tiếp nhận dòng kiều hối lớn nhất, chiếm 59,5% tổng lượng kiều hối vào châu Á và 26,3% trên toàn cầu.
Báo cáo của ADB cũng nhấn mạnh, kiều hối là nguồn thu nhập chính, ổn định của nhiều quốc gia đang phát triển ở châu Á. Tính trung bình, dòng kiều hối đổ vào các nước trong khu vực này thường cao gấp 10 lần mức vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) kể từ năm 2012 và đóng góp đáng kể cho sản lượng của các quốc gia khu vực này.